Quý 1/2024, thu ngân sách ngành hải quan đạt hơn 88.000 tỉ đồng
Các chuyên gia khuyến cáo: Để tránh mặn hiệu quả, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.Vui xuân mới ở Trường Sa
Lễ hội Việt Nhật lần thứ 10 tại TP.HCM chủ đề "Cùng nắm chặt tay nhau - Đến tận mai sau" vừa khai mạc sáng nay, 8.3 tại Công viên 23.9, quận 1, TP.HCM thu hút hàng ngàn du khách hai nước. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cùng đoàn đại biểu hai nước thăm nhiều gian hàng tại đây, trong đó có gian hàng của JICA - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, nghe giới thiệu về Trường ĐH Việt Nhật và nhiều dự án khác.Ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện JICA Việt Nam, cho biết trong nhiều năm JICA đã và đang có cơ hội đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cương vị là cơ quan của chính phủ Nhật Bản triển khai các dự án hợp tác phát triển chính thức (ODA). Năm nay là lần thứ 4 JICA tổ chức gian hàng tại Lễ hội Việt Nhật. Các gian hàng của JICA được giới thiệu tại lễ hội nhằm mang các dự án hợp tác đến gần với công chúng hơn, thuộc 4 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng và du lịch (cử tình nguyện viên Nhật Bản) và giao thông.Trong lĩnh vực giáo dục có Dự án nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu, và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Dự án hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu đã và đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ."Trường ĐH Việt Nhật (VJU - ĐH Quốc gia Hà Nội) là biểu tượng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam Nhật Bản được thành lập năm 2014. Từ năm 2015, JICA đã thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật nhằm hỗ trợ trường đặt nền móng các chương trình đào tạo thạc sĩ đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam. Hiện nay, có khoảng 1.100 học viên và sinh viên đang theo học các chương trình đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ của trường", ông Sugano Yuichi cho biết.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, ông Hayashida Takayuki, chuyên gia JICA, điều phối viên Dự án hợp tác kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và quản trị ĐH tại Trường ĐH Việt Nhật (VJU), cho biết tại trường đang có 6 chương trình bậc ĐH và 8 chương trình sau ĐH, các ngành học ở các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội."Thế mạnh của Trường ĐH Việt Nhật là từ năm nhất, năm 2, sinh viên được tập trung học các môn học liên quan kỹ năng mềm, các kiến thức nhân văn, khuyến khích sáng tạo... trước khi sinh viên được học kiến thức chuyên môn vào năm 3, năm 4. Ngoài ra, tại trường thì sinh viên các ngành khác nhau, ở bậc thạc sĩ và cử nhân có thể cùng học tập, cùng nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trải nghiệm", ông Hayashida Takayuki cho hay.Ông Hayashida Takayuki cho hay thêm một ngành học đang được quan tâm tại VJU đó là ngành kỹ sư xây dựng, đào tạo hệ cử nhân và thạc sĩ, tại đây các sinh viên và học viên được học kỹ thuật xây dựng metro của Nhật Bản, được học hỏi, tham quan trên thực tế tại tuyến metro tại TP.HCM.Ông Hayashida Takayuki cho biết hiện nay Trường ĐH Việt Nhật đang nghiên cứu và có kế hoạch mở những ngành mới, chương trình đào tạo mới và đang chờ sự đồng ý, phê duyệt của Chính phủ Việt Nam, để có thể tuyển sinh vào mùa thu 2025, cho năm học 2025-2026. Có thể kể tới như ngành nghiên cứu về châu Á (dạy bằng tiếng Anh); ngành hướng tới xây dựng và đào tạo nhân lực phục vụ ngành bán dẫn ở Việt Nam; ngành liên quan tự động hóa; ngành khoa học máy tính (đã có chương trình đào tạo cử nhân, trường đang cân nhắc mở chương trình đào tạo thạc sĩ). Tại lễ hội Việt Nhật 2025 hôm nay, bên cạnh các dự án về giáo dục, JICA còn trưng bày dự án về chương trình phái cử tình nguyện viên của JICA. Chương trình phái cử tình nguyện viên người Nhật sang Việt Nam đã được thực hiện trong vòng 30 năm qua với hơn 750 tình nguyện viên đã sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, phát triển cộng đồng...Và đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến metro số 1 TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên) được trưng bày và giới thiệu với du khách. Đây là một trong những dự án lớn nhất của JICA đã hoàn thành và bắt đầu vận hành thương mại từ ngày 22.12.2024. Ngày mai, 9.3.2025, lễ khánh thành chính thức tuyến metro số 1 sẽ được tổ chức với sự tham gia của nhiều chính khách 2 nước Việt Nam và Nhật Bản.
Năm tháng 'chìm nổi' của tỉ phú Jack Ma
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.
Dàn nghệ sĩ, chuyên gia 'hot' ngành hóa trang, trang điểm quy tụ VietNam Virtual Face 2023
Ngày 12.2, UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết đã có quyết định thu hồi 18 ha đất do Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh sử dụng tại P.Cam Phú, TP.Cam Ranh.Lý do tỉnh thu hồi diện tích đất trên là thuộc trường hợp chấm dứt dự án đầu tư. Sau đó sẽ giao Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Cam Ranh quản lý.Được biết, khu đất rộng 18 ha được địa phương giao Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh để thực hiện dự án từ năm 2010 nhưng bỏ hoang đến nay.Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này năm 2023 và quý 1/2024, không có hợp đồng đóng mới tàu và chỉ bàn giao được một số tàu sửa chữa với trị giá sản xuất, kinh doanh không đáng kể. Đồng thời chịu lỗ hàng trăm tỉ đồng bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí khấu hao, lãi vay có gốc ngoại tệ... và đang nợ bảo hiểm xã hội hàng chục tỉ đồng, nợ lương hàng trăm triệu đồng.Hiện, Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh còn sử dụng 2 khu đất, tổng diện tích hơn 45,5 ha để sản xuất, kinh doanh. Mới đây, TAND tỉnh Khánh Hòa có ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh theo chủ trương của Chính phủ về việc xử lý Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC (phá sản công ty mẹ và 7 công ty con).